Khai thác và tiêu thụ Hải sâm dừa

Tại các tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc thì hải sâm dừa trước đây vốn là loài không có giá trị kinh tế, đây là loài sinh vật biển chưa từng được ngư dân quan tâm đánh bắt[4] và hải sâm dừa thuộc một trong số loài hải sâm có giá trị thương mại thấp trên thị trường Việt Nam đồng thời hải sâm dừa không nằm trong Danh mục những đối tượng bị cấm khai thác được quy định của pháp luật hiện hành.[1][5]

Trong thời gian 2013-2014, các thương lái Trung Quốc đã tổ chức thu mua với giá cao, từ đó do hám lợi, nhiều ngư dân đầu tư kinh phí sắm tàu thuyền, ngư lưới cụ khai thác, từ đó vùng biển Kiên Giang có thêm loại nghề khai thác hải sản tự phát và ngư trường khai thác tập trung ở Thổ Chu-Phú Quốc và phía Tây Bắc đảo Phú Quốc, với đội tàu lên tới gần 600 tàu, trong đó chủ yếu là tàu của ngư dân miền Trung (Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên...) đổ về vùng biển này đánh bắt hải sâm dừa, nhiều ngư dân địa phương cũng chuyển từ đánh bắt cá sang hải sâm dừa. Sau đó, thương lái Trung Quốc ngưng thu mua đột ngột thì giá bán bắt đầu giảm xuống 2- 3 lần và chỉ còn trên dưới 100.000 đồng sau mức giá kỷ lục 700.000 đồng/kg. Trước tình trạng bất ngờ ngưng thu mua hải sâm dừa đã ảnh hưởng đến các thương lái thu mua mà ngay cả những ngư dân cũng lâm vào cảnh nợ nần khi đầu tư vào ngư cụ đánh bắt đến nay không có đầu ra trong việc tiêu thụ sản phẩm.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hải sâm dừa http://www.boldsystems.org/index.php/TaxBrowser_Ta... http://chicucthuysankiengiang.org/home/news/Tin-th... http://www.irmng.org/aphia.php?p=taxdetails&id=106... http://dantri.com.vn/kinh-doanh/600-tau-thuyen-dan... http://dantri.com.vn/kinh-doanh/lo-nang-khi-gom-co... http://vtc.vn/457-489101/ban-doc/thuong-lai-trung-... https://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?s... https://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwt... https://web.archive.org/web/20140715004414/http://... https://eol.org/pages/3049365